08:39 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

NỘI DUNG WEBSITE

HỆ THỐNG TRA CỨU




Bấm vào đây để xem các thủ tục quy định của Sở GD&ĐT

Trang nhất » Tin Tức » TIN TỨC - SỰ KIỆN


 



HỘI ĐỒNG SP NHÀ TRƯỜNG

Cục phó khảo thí bật mí chiến thuật chọn trường xét tuyển nguyện vọng 1

Thứ bảy - 01/08/2015 05:45
"Phải dựa vào ba yếu tố: điểm chuẩn năm trước của ngành, trường định xét tuyển; số điểm đạt được; vị trí của mình theo phổ điểm. Việc rút hồ sơ chỉ là cách sửa sai, không nên lạm dụng", Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng Trần Văn Nghĩa nhấn mạnh.

Cục phó khảo thí bật mí chiến thuật chọn trường xét tuyển nguyện vọng 1

"Phải dựa vào ba yếu tố: điểm chuẩn năm trước của ngành, trường định xét tuyển; số điểm đạt được; vị trí của mình theo phổ điểm. Việc rút hồ sơ chỉ là cách sửa sai, không nên lạm dụng", Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng Trần Văn Nghĩa nhấn mạnh.

Từ ngày 1/8, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Chia sẻ với VnExpress, Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho hay, việc xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm nay nếu hiểu bản chất thì vô cùng dễ, nhưng cứ cuốn vào việc nộp hồ sơ vào, rồi không chắc chắn lại rút ra, thì rất rối.

Theo ông Nghĩa, việc chọn trường năm nào thí sinh cũng phải làm. Nếu như năm ngoái thí sinh xác định vu vơ thì năm nay các em có cơ sở, đó là biết điểm của mình, nằm vị trí như thế nào trong hệ thống. 

"Một nguyên tắc rất cơ bản qua theo dõi tuyển sinh hàng chục năm là ít khi có biến động lớn về điểm chuẩn. Những trường, ngành có điểm chuẩn cao thì năm nay không có lý do gì để thấp. Thông tin này các trường đều công khai nên thí sinh dễ dàng tiếp cận", ông Nghĩa nói và cho hay, học sinh phải dựa vào điểm này để xác định nên nộp vào đâu. Nếu điểm gần với điểm chuẩn của các trường thì mới nên nộp hồ sơ xét tuyển. Nếu vênh quá nhiều thì không nên.

anh-Nghia-2622-1407758584-1162-2061-7807

Cục phó Khảo thí Trần Văn Nghĩa. Ảnh: H.T.

Cục phó Khảo thí phân tích, theo phổ điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cung cấp, số lượng học sinh đạt từ 24 điểm trở lên không có biến động nhiều so với năm trước. Nhưng điểm từ 19 trở xuống đến 15 vô cùng nhiều. Như vậy những trường giữa có thể lấy cao hơn ít nhất 2 điểm, vì ngưỡng đảm bảo chất lượng cũng đã tăng so với năm trước 2 điểm. "Tức là các trường năm ngoái lấy 15-16 điểm, năm nay thí sinh được 17,5-18 điểm thì có nhiều cơ hội đỗ", ông Nghĩa nói.

Về lý thuyết, những trường top trên không có thay đổi nhiều về điểm chuẩn vì số lượng thí sinh trên 24 điểm không biến động, tuy nhiên, năm ngoái thí sinh không biết điểm trước, trong khi năm nay các em đã có kết quả trong tay, vì thế số lượng lớn những em được điểm cao sẽ dồn về trường top đầu. Điều này sẽ khiến điểm chuẩn tăng nhẹ.

Nhưng những đại học như Y, ngành Bác sĩ đa khoa thì không thay đổi vì điểm chuẩn vào trường năm trước đã quá cao. Nhìn vào phổ điểm sẽ thấy chỉ có mấy trăm em được trên 28 điểm. "Như vậy, thí sinh hoàn toàn có thể tính toán được khả năng đỗ của mình dựa trên điểm chuẩn vào các trường năm trước, điểm mình đạt được và vị trí trong toàn hệ thống. Đây là cơ sở quan trọng nhất để các em xác định ngành, trường nộp hồ sơ xét tuyển", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Mọi năm thí sinh chỉ được chọn một ngành, nhưng năm nay các em được chọn bốn ngành trong một trường. Đây là giải pháp cực kỳ an toàn. Ví dụ, năm trước ngành đó lấy 24 điểm, năm nay thí sinh được 25 điểm, nghĩa là sác xuất nhỏ vẫn có thể trượt. Học sinh bên cạnh đăng ký xét tuyển ngành này, phải căn lấy một ngành khác năm trước có điểm chuẩn khoảng 22-23 điểm thì chắc chắn đỗ.

Nếu năm trước học sinh tính nhầm dẫn đến bị trượt đại học, thì năm nay Bộ cho các em một đường lui, tức là trong vòng 20 ngày của đợt xét tuyển đầu được chuyển nguyện vọng sang ngành khác của trường hoặc rút hồ sơ nộp sang trường khác. Tuy nhiên, theo ông Nghĩa học sinh phải cẩn thận, phải làm đúng như hướng dẫn bên trên, chỉ khi có đột biến mới nên rút hồ sơ vì thông tin đăng ký xét tuyển biến đổi hàng giờ, trong vòng 1-2h tới không biết ai rút ra, ai nộp vào, nên đây chỉ là thông tin tham khảo.

"Ví dụ đến ngày thứ 15 chỉ tiêu chỉ lấy 400 nhưng mình ở vị trí 600 thì mới nên rút, vì như vậy là quá rõ ràng là không thể đỗ. Nhưng nếu mình ở vị trí 400 thì vẫn còn cơ hội vì có thể sẽ có người rút. Nói như vậy để thấy rằng thông tin về danh sách thí sinh xét tuyển các trường cập nhật chỉ là một kênh tham khảo, biến đổi liên tục", ông Nghĩa nói và khẳng định, việc rút ra chỉ là cách cuối cùng khi tính toán nhầm, không nên xem đó là cứu cánh.

Điều quan trọng là phải tận dụng 4 ngành trong một trường mà đợt xét tuyển 1 cho phép. Thí sinh phải chọn ngành thích học, vì đã trúng tuyển ngành này thì không được xét tuyển ngành khác. 

Thời gian cho các đợt xét tuyển:
- Xét tuyển nguyện vọng 1: từ ngày 1 đến 20/8 (công bố điểm trúng tuyển chậm nhất ngày 25/8).
- Xét tuyển NV bổ sung đợt 1: từ ngày 25/8 đến hết ngày 15/9 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/9).
- Xét tuyển NV bổ sung đợt 2: từ ngày 20/9 đến hết ngày 5/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 10/10).
- Xét tuyển NV bổ sung đợt 3: từ ngày 10 đến hết ngày 25/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 31/10).
- Xét tuyển NV bổ sung đợt 4 (các trường CĐ): từ ngày 31/10 đến hết ngày 15/11 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/11).

Hoàng Thuỳ

Nguồn tin: Báo VnExpress

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn